Thi công sàn gỗ nhìn chung đều cần đến thợ chuyên nghiệp. Tuy nhiên bạn cũng có thể học cách lắp đặt sàn gỗ để tự mình sửa chữa khi cần.

Lắp đặt sàn gỗ là bước đầu trong việc kiến tạo không gian sống. Công việc có phần dễ dàng đối với nhiều người nhưng chỉ cần sơ xuất hoặc thiếu kinh nghiệm sẽ làm hỏng không gian. Vậy làm thế nào để thi công đúng cách, tăng tính thẩm mĩ cho công trình? Linh Trang sẽ hướng dẫn bạn quy trình thi công đúng cách qua bài viết dưới đây!

Quy trình thi công sàn gỗ

Sàn gỗ tự nhiên là sản phẩm nội thất vô cùng quen thuộc. Chúng được cung cấp tràn lan trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Các nhà cung cấp thường tích hợp cả dịch vụ lắp đặt đi kèm khi mua sàn gỗ. Tuy nhiên, việc thi công sàn gỗ cũng không quá khó khăn, bạn hoàn toàn có thể tự làm mà không cần thuê thợ. Với hướng dẫn chi tiết và tỉ mỉ dưới đây sẽ giúp bạn không ít đấy!

Khảo sát mặt bằng và chuẩn bị dụng cụ lắp đặt

Chất lượng mặt bằng nói chung đều ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sàn gỗ. Mặt bằng là một phạm trù rộng, mỗi một không gian lại có mặt bằng khác nhau. Mặt bằng rộng, hẹp, bằng phẳng hay gồ ghề,…Mỗi loại đều có những lưu ý riêng để đảm bảo sàn lát lên có tính thẩm mĩ cao. Chính vì vậy, việc khảo sát mặt bằng được coi là bước đầu quyết định chất lượng không gian.

Đối với các mặt bằng lắp đặt hẹp như hành lang, sàn gỗ sẽ tạo được sự nổi bật và tạo cảm giác không gian rộng hơn nếu được lắp vuông góc với hai bên tường. Cửa chính và cửa sổ sẽ dẫn ánh sáng vào làm không gian trở nên nổi bật hơn rất nhiều. Còn những mặt bằng ngoài trời như ban công, hồ bơi, có rất nhiều cách lắp đặt khác nhau, tô điểm cho không gian của bạn.

Ngoài ra, còn cần chú ý việc xử lí bề mặt sàn cũ trước khi thi công sàn gỗ. Đặc biệt ở một số công việc như:

    • Bề mặt phải được vệ sinh thật sạch sẽ. Keo dán sẽ tiếp xúc tốt hơn với bề mặt khô ráo, thoáng sạch
    • Xử lí phần mặt bằng bị lõm, hoặc lồi để sàn gỗ không bị cong vênh
    • Phần mép dưới của cửa trong nhà cách nền nhà ít nhất 15mm. Các loại sàn gỗ có độ dày có thể lên đến 8mm, việc làm này sẽ giúp cửa không bị bít vào sàn nhà.
    • Đo đạc chính xác kích thước sàn để chuẩn bị nguyên vật liệu đầy đủ. Tránh việc thiếu hụt hay thừa quá nhiều

Các dụng cụ lắp đặt cần thiết là: máy cắt, máy khoan, tua vít, búa, băng dính, vật liệu sàn…cũng cần sẵn sàng. Tránh việc thi công bị gián đoạn vì thiếu đồ nghề hay nguyên vật liệu

Các bước lắp đặt

Thi công sàn gỗ bao gồm 5 bước cơ bản sau:

Bước 1: Xử lí bề mặt thi công sàn gỗ

xử lí bề mặt

Trước khi lắp đặt cần đảm bảo mặt sàn thoáng, sạch sẽ, không đọng nước. Chú ý phần sàn bị lồi lõm để xử lí cho thật bằng phẳng

Bước 2: Trải lớp xốp lót mặt sàn

lớp lót sàn

Trải lớp lót sàn liền kề nhau, sao cho không bị hở hay xô lệch. Sau đó cố định lớp lót bằng băng dính.
Bước 3: Tiến hành lắp đặt sàn gỗ

lắp đặt sàn gỗ

Tiến hành lắp đặt sàn gỗ. Sàn được ghép từ trong ra ngoài, bắt đầu từ góc phòng theo trình tự so le hoặc song song, hình xương cá

Chú ý cách tường 10mm để đảm bảo an toàn khi sàn giãn nở trong nhiệt độ cao và khoảng cách để lắp phào chỉ

Đối với sàn có hèm khóa thì đặt tấm sàn thứ hai nghiêng một góc 45 độ khít cạnh tấm sàn thứ nhất. Nhẹ nhàng đẩy cho hai hèm khóa âm và dương ghép lại với nhau rồi tiếp tục làm tương tự

sàn gỗ hèm khóa

Bước 4: Lắp đặt phụ kiện đi kèm sàn gỗ

lắp phào chỉ

Sau đó tiếp tục ghép các phụ kiện sàn như phào chỉ để cố định mép của ván sàn
Bước 5: Kiểm tra lại độ chắc chắn của sàn

sàn gỗ hoàn thiện

Kiểm tra lại độ chắc chắn của dàn bằng cách đi lên bề mặt. Nếu sàn bị rời mối ghép thì phải xem lại bề mặt sàn cũ có đủ bằng bẳng hay không rồi khắc phục

Lưu ý khi lắp đặt sàn gỗ

  • Lắp đặt xong phần sàn nên sử dụng vam để điều chỉnh phần mặt sàn
  • Khi cố định ván sàn, không nên dùng búa đóng trực tiếp lên bề mặt sàn. Nên sử dụng một miếng lót mềm giữa sàn và búa để tránh làm hỏng mặt sàn
  • Đối với các khoảng không gian hẹp như ban công hay hành lang, nên lắp sàn gỗ vuông góc với hai bên tường và song song với hướng ánh sáng. Vừa tạo sự nổi bật, vừa giúp không gian thoáng hơn
  • Các ván sàn cần có thời gian để liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, bạn nên kê đồ đạc vào sau 10-12 tiếng tính từ thời điểm lắp đặt hoàn thiện
  • Đối với việc vệ sinh, sàn gỗ công nghiệp hay sàn tự nhiên đều có khả năng chịu nước không tốt. Vì thế, việc lau dọn, vệ sinh nên dùng khăn mềm hoặc dụng cụ lau chuyên dụng để vệ sinh bề mặt sàn. Điều này sẽ giúp sàn có độ bền cao nhất.

mặt bằng thi công

Nguyên tắc cần biết khi lắp đặt sàn gỗ

  1. Sàn gỗ cần được lắp đặt ở điều kiện bề mặt thoáng sach tuyệt đối. Nếu không đảm bảo được điều này sẽ khiến sàn bị cong vênh, thấm nước, phồng nở
  2. Vì là gỗ tự nhiên nên có khả năng chịu nước kém, dễ bị ẩm mốc, mối mọt. Chú ý không được lắp sàn ở những nơi có độ ẩm cao như nhà tắm, nhà bếp, bể bơi… Hãy thay thế bằng các sản phẩm sàn cao cấp hoặc sàn gỗ chịu nước tốt  hơn
  3. Nên lắp đặt từ vị trí góc trái của phòng, sẽ khiến việc lắp đặt sàn có hèm trở nên dễ dàng hơn

Để thi công sàn gỗ đẹp mắt, đúng theo yêu cầu kĩ thuật cần tuân thủ rất nhiều quy tắc. Quy trình và lưu ý của chúng tôi sẽ giúp bạn yên tâm hơn về kinh nghiệm và tay nghề lắp đặt. Hi vọng bạn sẽ có được một không gian như ý muốn. Liên hệ với Nội Thất Linh Trang ngay khi cần tư vấn và xem thêm mẫu nhé!

Hotline: 0856.925.668

>>> Xem thêm: Sàn gỗ chịu nước chất lượng nhận biết bằng cách nào?

SẢN PHẨM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM